• 0966 243 066
  • hello@sokfarm.com

19 Feb, 2024 592

SALAD CÀNG CUA HẤP DẪN CÙNG GIẤM MẬT HOA DỪA

Rau càng cua có vị giòn và chua nhẹ, là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu sắt, magie, kali, vitamin C,... nên thường được dùng trong việc giải độc, thanh nhiệt. Salad rau càng cua giấm mật hoa dừa Sokfarm là món phụ dễ chế biến, đầy dinh dưỡng, phù hợp với cả gia đình. Cùng Sokfarm tìm hiểu cách làm salad rau càng cua giấm mật hoa dừa Sokfarm nhé! Nguyên liệuRau càng cua Giấm mật hoa dừa Sokfarm Mật hoa dừa cô đặc SokfarmHướng dẫnĐầu tiên, bạn rửa sạch rau càng cua, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút rồi vớt ra, rửa lại bằng nước sạch một lần nữa rồi để ráo. Tiếp theo, bạn luộc chín trứng gà trong vòng 5-7 phút, vớt ra, ngâm trong tô nước lạnh để bớt nóng rồi bóc vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn. Công thức pha sốt giấm mật hoa dừa: 2 muỗng giấm mật hoa dừa : 4 muỗng mật hoa dừa cô đặcCuối cùng, bạn rưới đều lên rau càng cua, trộn đều, bày ra dĩa. Vậy là có ngay món salad rau càng cua chua ngọt vừa miệng, giòn rụm. Nêm nếm lại theo khẩu vị nhà bạn nhé!Rau càng cua giòn giòn kết hợp cùng giấm mật hoa dừa tạo nên món ăn đầy bổ dưỡng. Vì giấm mật hoa dừa Sokfarm được lên men tự nhiên trong 6 tháng, chứa axit acetic tự nhiên từ 4-5%, axit acetic tự nhiên này rất tốt cho hệ tiêu hóa (khác hoàn toàn so với axit acetic nhân tạo) và cân bằng dịch vị dạ dày nếu mình dùng ở lượng phù hợp. Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

19 Feb, 2024 915

LẨU NẤM CHAY NGỌT THANH CÙNG MẬT HOA DỪA TƯƠI

Lẩu nấm chay có mùi thơm đặc trưng, nấm vừa chín tới vẫn giữ được độ ngọt và chất dinh dưỡng trong nấm. Đặc biệt, nước dùng ngọt thanh từ mật hoa dừa tươi giúp món ngon thanh đạm gây thương nhớ. Nguyên liệu: 30g Gừng 100g Cà rốt 50g Củ hành tím Rau tần ô Rau cải thìa Nấm đùi gà Nấm kim châm Nấm đông cô Nấm rơm Tàu hũ ki, tàu hũ 1 lít Mật hoa dừa tươi 30g Đường hoa dừa ¼ thìa cà phê muối Hướng dẫn: Nấu nước dùng: nấu gừng, củ hành tím, cà rốt trong mật hoa dừa tươi để nước dùng được ngọt thanh tròn vị. Thêm xíu đường hoa dừa và muối vào nêm nếm tuỳ khẩu vị. Cho tàu hũ và tất cả nấm vào nồi. Nấu thêm khoảng 5 phút thì bày ra thưởng thức cùng bún hoặc mì chay Mật hoa dừa tươi organic Sokfarm là sản phẩm rất giàu khoáng chất, đặc biệt là Kali, Natri, Magie và Photpho, sản phẩm cung cấp chất điện giải tự nhiên, bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cơ thể. Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng: trẻ nhỏ, cung cấp năng lượng ổn định cho người tiểu đường, ăn kiêng, ăn chay, chơi thể thao và bảo vệ sức khỏe. Phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy. Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

17 Feb, 2024 765

MÌ TRỘN RAU CỦ XỐT MÈ RANG CÙNG BỘ GIA VỊ MẬT HOA DỪA

Mì trộn có nguồn gốc từ Hàn Quốc là món ăn yêu thích của nhiều bạn trẻ. Hôm nay cùng Sokfarm vào bếp làm món mì trộn rau củ xốt mè rang cùng bộ gia vị hữu cơ mật hoa dừa cho những ngày ăn chay nhé. Nguyên liệu: 100g mì chay 50g bông cải xanh 30g ớt chuông đỏ 30g bắp cải tím 30g cà rốt 100g đậu hũ chiên 30g mè rang 15g đậu phộng 4 thìa canh nước ấm Nước tương mật hoa dừa Giấm mật hoa dừa Đường hoa dừaDầu mè Hướng dẫn: Trụng mì vừa chín. Sơ chế, rửa sạch và cắt nhỏ nguyên liệu, luộc mềm bông cải xanh. Pha xốt: Cho 2 thìa canh mè rang, 15g đậu phộng vào cối giã nhuyễn, thêm tiếp 3 thìa canh nước tương mật hoa dừa, 1 thìa cà phê giấm mật hoa dừa, 1 thìa cà phê đường hoa dừa, 4 thìa canh nước ấm Trộn đều hỗn hợp xốt Cho lần lượt mì và tất cả nguyên liệu đã được sơ chế vào tô lớn, rưới phần xốt mè rang, trộn đều và thưởng thức.Bộ gia vị hữu cơ Sokfarm hoàn toàn từ thiên nhiên, không qua tinh luyện và cắt giảm muối, đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế vừa mang nét đặc sắc của gia vị vùng miền.Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

17 Feb, 2024 718

SỮA HẠT ĐIỀU BÍ ĐỎ NẤU CÙNG ĐƯỜNG HOA DỪA ORGANIC SOKFARM

Bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin A, vitamin E, các chất chống oxy hóa  alpha-carotene, beta-carotene và beta-cryptoxanthin,... Kết hợp cùng hạt điều và đường hoa dừa organic Sokfarm tạo nên món thức uống đầy dưỡng chất và thơm ngon. Sữa bí đỏ vị dịu nhẹ, béo, bùi, ngọt dễ chịu, mọi người có thể uống thay bữa sáng hoặc thay bữa chiều rất khoẻ, nhẹ bụng, phù hợp từ trẻ em đến người cao tuổi. Cùng Sokfarm khám phá công thức nấu sữa hạt điều bí đỏ và đường hoa dừa organic Sokfarm nhé! Nguyên liệu: 25g hạt điều tươi 100g bí đỏ 2 thìa canh đường hoa dừa 750ml nước ấmHướng dẫn: Hạt điều ngâm qua đêm hoặc ngâm trước ít nhất 6 - 8 tiếng để hạt mềm, vớt ra để ráo nước. Nấu chín bí đỏ. Cho bí đỏ, hạt điều, nước ấm, đường hoa dừa vô máy xay và xay thật nhuyễn. Sữa không cần phải lọc. Bạn thưởng thức ngon hơn khi sữa còn ấm. Đặc biệt, sữa hạt mix cùng Đường hoa dừa hữu cơ Sokfarm - chất ngọt tự nhiên từ hoa dừa giúp tạo ra thức uống ngon lành và bổ dưỡng. Món sữa hạt càng thêm bổ dưỡng khi kết hợp cùng đường hoa dừa organic Sokfarm là đường thô nên hấp thu chậm, giúp cung cấp năng lượng ổn định cho não bộ. Điều đặc biệt, đường hoa dừa Sokfarm rất giàu các khoáng chất, hơn 17 axit amin cần thiết cho sự hoạt động của não bộ. Đường hoa dừa phù hợp cho người ăn kiêng, người bị tiểu đường, người già, trẻ nhỏ, thay thế đường tinh luyện và đường thuốc. Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

17 Feb, 2024 554

MIẾN TRỘN NẤM VÀ NƯỚC TƯƠNG MẬT HOA DỪA

Miến là món ăn đơn giản và không còn xa lạ với bất kỳ ai yêu ẩm thực Việt Nam. Bởi miến có thể chế biến được nhiều món như: nấu canh, xào hoặc làm món trộn. Cùng Sokfarm làm món miến trộn nấm và nước tương mật hoa dừa cho những ngày rằm trong tháng bạn nha. NGUYÊN LIỆU 150g miến đã nấu chín, để ráo nước (khoảng 30g miến khô) 50g nấm hương 50g nấm kim châm 50g nấm đùi gà 50g nấm bào ngư 1 củ tỏi 1 thìa canh nước tương mật hoa dừa Sokfarm 1 nhánh hành lá, ngò ríThời gian chuẩn bị: 15 phút/ Nấu: 5 phútBước 1: Miến bạn nấu chín, để ráo nước và cho qua một bên. Bạn có thể ngâm nước lạnh để sợi miến không bị dính vào nhau. Bước 2: Nấm tươi bạn rửa sạch rồi để ráo nước. Tỏi băm nhỏ. Bạn phi thơm tỏi với một chút dầu lạc rồi cho nấm tươi vào xào cùng nước tương mật hoa dừa, đảo đều khoảng 30s – 1 phút là nấm chín và quyện gia vị thì bạn tắt bếp. Bước 3: Chuẩn bị một dĩa lớn: cho miến vào, nấm xào, hành lá. Sau đó bạn rưới nước tương mật hoa dừa lên và trộn đều. Rắc thêm đậu phộng rang (nếu có) và tận hường thôi nào! Miến trộn nấm với nước tương mật hoa dừa tuy đơn giản nhưng lại nhiều chất dinh dưỡng và phù hợp với tất cả thành viên trong gia đình. Vì nước tương mật hoa dừa Sokfarm là nước chấm được lên men tự nhiên từ mật hoa dừa và hoa muối. Sản phẩm có hàm lượng muối ít hơn 65% so với nước tương từ đậu nành, không thêm đường, không phụ gia thực phẩm và không chất bảo quản. Không từ đậu nành, không chứa gluten Không sử dụng thực phẩm biến đổi gen (Non-GMO) Giàu khoáng chất tự nhiên Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ nhỏ và gia đình, đặc biệt là người dị ứng với đậu nành và muốn giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngàyNguồn: Tham khảo từ sách “Khởi Sự Ăn Chay” - Ducan Kitchen trong món “ miếng trộn nấm và rau, củ” trang 215. Sokfarm có tùy chỉnh vào nguyên liệu Sokfarm đang có sẵn.

Xem chi tiết..

17 Feb, 2024 667

BƠ NGÂM NƯỚC TƯƠNG MẬT HOA DỪA HỮU CƠ

Món Bơ ngâm tương, còn được gọi là Bơ tương, là một món ăn ngon và hấp dẫn được lấy cảm hứng từ Nhật Bản. Nay team Sokfarm giới thiệu đến bạn món Bơ ngâm nước tương mật hoa dừa hữu cơ, đây là sự kết hợp mới, mang đến món ăn thuần chay cho ngày chay cát tường.  Nguyên liệu Nước tương mật hoa dừa Sokfarm Bơ: 1 trái Mè trắng đã rang Ớt, hành tây, hành lá tuỳ khẩu vịCách làm: lột vỏ bơ, cắt khúc vừa ăn, cho nước tương mật hoa dừa Sokfarm, mè trắng, ớt vào ngâm khoảng 20 - 30 phút là mình dùng được rồi. Món này ăn với cơm trắng là hết sảy. Bơ ngâm tương không chỉ mang lại hương vị hấp dẫn mà còn có nhiều lợi ích dinh dưỡng. Bơ giàu chất béo lành mạnh và các dưỡng chất quan trọng như vitamin E, A, kali và magiê giúp thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn Đặc biệt, nước tương mật hoa dừa organic Sokfarm là nước chấm được lên men tự nhiên chỉ từ mật hoa dừa hữu cơ và muối biển tự nhiên. Sản phẩm có hàm lượng muối ít hơn 50% so với nước tương từ đậu nành và không chất bảo quản. Chính vì vậy, khá phù hợp với người có chế độ ăn “healthy" để tránh bị tích nước khi sử dụng trong việc chế biến món ăn và tốt cho sức khoẻ tim mạch.Chúc cả nhà ngon miệng!

Xem chi tiết..

15 Feb, 2024 861

Tạp chí xã hội - Mật hoa dừa Sokfarm : Canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu

Rời phố về quê phục hồi kỹ thuật thủ công thất truyền của người Khmer Trà Vinh, khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh ngập mặn tại địa phương. Đó chính là một vài nét nổi bật của thương hiệu Sokfarm (Nông Nghiệp Hạnh Phúc), với các sản phẩm từ mật hoa dừa tại tỉnh Trà Vinh, xứ dừa lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Bến Tre.Hoa dừa sau khi được xoa bóp kích thích thông tuyến mật sẽ cho thu hoạch mật. Ảnh do Sokfarm cung cấp ngày 20/01/2024.  Nếu như đất nước Canada có tiếng về mật cây lá phong, thì các nước trồng dừa cũng ngày càng được biết đến với sản phẩm mật hoa dừa, nhất là với xu hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời góp phần chống biến đổi khí hậu và thích nghi với biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, cái tên nổi bật về mật hoa dừa là Sokfarm, với vài chục sản phẩm được chế biến từ mật hoa dừa hữu cơ, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người yếu thế. Sau vài ba năm khởi nghiệp, các sản phẩm mật hoa dừa Sokfarm đã được xuất khẩu chính ngạch đến những thị trường khó tính như Nhật, Đức, Hà Lan, Mỹ. Người sáng lập và phát triển thương hiệu Sokfarm (Nông Nghiệp Hạnh Phúc) là chị Thạch Thị Chal Thi (kỹ sư chế biến thực phẩm), cùng chồng là anh Phạm Đình Ngãi (kỹ sư điện). Vào năm 2021, Sokfarm là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam đoạt giải thưởng ASEAN Business Awards, mục Doanh nghiệp phát triển bao trùm - Inclusive Business, mô hình kinh doanh tạo lợi nhuận chung, tạo tác động xã hội, đóng góp vào giảm đói nghèo và phát triển bền vững thông qua việc gắn kết cộng đồng có thu nhập thấp. Để hiểu hơn về nghề thu mật hoa dừa và hành trình tạo tác động xã hội, ngày 15/01/2024, RFI Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn chị Thạch Thị Chal Thi, người Khmer, giám đốc công ty TNHH Trà Vinh Farm với thương hiệu Sokfarm. RFI : Xin chào Thạch Thị Chal Thi, từ bỏ công việc tại các doanh nghiệp theo chuyên môn được đào tạo, chị và chồng là anh Phạm Đình Ngãi đã về Trà Vinh thành lập công ty TNHH Trà Vinh Farm với thương hiệu Sokfarm (Nông Nghiệp Hạnh Phúc). Do đâu mà anh chị quyết định « bỏ phố về quê » lập nghiệp và tại sao lại chọn sản phẩm về mật hoa dừa như vậy ? Thạch Thị Chal Thi : Khi mình làm gì cũng đều có cơ duyên. Chal Thi và Ngãi đều là những người đi học ở Sài Gòn, lúc đó quê hương của mình là Trà Vinh, vùng dừa lớn thứ hai Việt Nam, nhưng lúc đó dừa ở Trà Vinh để mọc mầm. Mình rất thương ba mẹ, thương dân làng bởi vì khi trồng lúa, bị biến đổi khí hậu, bị hạn mặn đã không thu hoạch được gì, tới khi trồng dừa thì có trái thì không có ai thu mua. Nên mình có suy nghĩ là mình còn trẻ, đi học nhiều rồi, ở lại Sài Gòn thì làm ở các tập đoàn cũng có, nhưng bây giờ chắc là lúc mình quay trở lại quê hương để làm gì đó cho cha mẹ, gia đình, quê hương và dân làng. Thế nên, hai vợ chồng quyết tâm rời phố, rời Sài Gòn để quay về Trà Vinh để bắt đầu dự án mật hoa dừa Sokfarm. Hai nhà sáng lập thương hiệu mật hoa dừa Sokfarm, chị Thạch Thị Chal Thi và chồng, anh Phạm Đình Ngãi. Ảnh do Sokfarm cung cấp ngày 20/01/2024.RFI : Chị có thể nói thêm về mật hoa dừa ? Khó khăn nhất khi làm nghề thu mật hoa dừa ở Trà Vinh là gì? Thạch Thị Chal Thi : Chal Thi từ nhỏ đã lớn lên dưới tán dừa. Thật ra cây dừa có một ý nghĩa rất lớn đối với người Khmer Trà Vinh nói riêng và với đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Thứ nhất là cây dừa cũng là loài cây phát triển cả ngàn năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai là cây dừa là cây thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn của miền Tây. Miền Tây đang chịu hạn mặn, có nghĩa là mặn hiện giờ đã vào sâu 100 km ở Trà Vinh. Cây dừa cũng là một loài cây giúp cho người dân có kinh kế bền vững. Khi chọn ngành nghề mật hoa dừa thì cũng có những thuận lợi, những khó khăn. Thu mật hoa dừa là ngành nghề truyền thống của người Khmer thời xưa, nhưng mà do sản phẩm không được thương mại hóa nên nghề đã bị mai một cách đây khoảng 100 năm. Sokfarm kế thừa, tiếp nối lại ngành nghề truyền thống, đưa công nghệ vào chế biến sản phẩm, giống như đưa bản địa ra thế giới. Thuận lợi tiếp theo là nằm ở vùng nguyên liệu, Trà Vinh là vùng nguyên liệu dừa lớn thứ hai ở Việt Nam, nên nguyên liệu dồi dào. Còn khó khăn thách thức thì chắc chắn mình làm nghề nào cũng vậy, cũng có những thách thức riêng. Lúc Sokfarm ra đời, thực ra ngành nghề mật hoa dừa là hoàn toàn mới đối với thị trường và người tiêu dùng ở Việt Nam. Khi mình nghiên cứu dự án mật hoa dừa, thì căn bản do nghề đã bị mai một, nên mình cũng không biết kỹ thuật mat-xa hoa dừa thu mật thế nào. Mình cũng không biết chế biến mật hoa dừa thành các sản phẩm gì cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng của Việt Nam. Sáu tháng đầu tiên do không biết mat-xa hoa dừa thu mật nên không thu được giọt mật nào hết. Từ tháng thứ 7 trở đi, do mình cũng xem video của bên Thái Lan, Philippines, Ấn Độ thì mới tham khảo lại được cách làm mat-xa hoa dừa thu mật từ những quốc gia đó, và từ đó trở đi thì mình mới thu được mật. Khi thu được mật xong làm gì ? Mình lại phải mày mò về kỹ thuật chế biến vì không có ai dạy mình, nhưng Chal Thi mạnh về nghiên cứu và phát triển sản phẩm do mình tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, nên mình cũng nghiên cứu phát triển được những sản phẩm thị trường đang cần. Sau chế biến sản phẩm thì đến bán hàng, nhưng khi đó ở Việt Nam không ai biết mật hoa dừa là gì, nên bán bằng cách nào? Khi đó mình cứ cần mẫn, có hội chợ gì thì mình tham gia giới thiệu sản phẩm, ở đâu có cuộc thi thì mình cũng tham gia nói về mật hoa dừa. Tháng 09/2019 thì sản phẩm mới ra đời, còn trước đó, thời gian nghiên cứu là 1 năm 9 tháng. Mặc dù mới ra đời được 3 tháng thì dịch Covid ập đến, nhưng do sản phẩm hợp với xu hướng tiêu dùng nên mỗi năm mình đều tăng trưởng 100%. Chỉ có năm 2023 thì tăng trưởng chậm lại một xíu do suy thoái tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Hiện tại vấn đề lớn nhất là gì? Đó là đầu ra sản phẩm. Chal Thi và Ngãi đều là kỹ sư, kỹ sư thực phẩm và kỹ sư điện, nên chưa mạnh về bán hàng, nên cũng đang tìm kiếm để mở rộng kênh bán hàng, kênh xuất khẩu, để thu mua được nhiều mật của nông dân. Nên Chal Thi nghĩ hiện tại thì khó khăn nhất vẫn là mở rộng thị trường.RFI : Sokfarm đã hồi sinh nghề truyền thống, kết hợp với những công nghệ mới như thế nào để vẫn duy trì được nét truyền thống của mật hoa dừa vừa đáp ứng được những tiêu chí mới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm? Thạch Thị Chal Thi: Hiện tại Sokfarm kết hợp với truyền thống và hiện đại. Truyền thống là người thợ vẫn đi thu mật hoa dừa, dùng tay mat-xa hoa dừa, sau đó dùng chày gõ lên hoa để thông tuyến mật bên trong, cắt hoa và hứng mật hoa. Đó là nét truyền thống, nhưng người thợ cũng tuân theo quy trình thu mật và chăm cây theo chuẩn hữu cơ mà Sokfarm đẫ đăng ký với bên chứng nhận hữu cơ. Sau khi thu mật thì mật được đưa về nhà máy chế biến. Sokfarm đang dùng công nghệ chế biến chân không, nấu ở nhiệt độ thấp 55-60 độ C, để giữ được dưỡng chất của sản phẩm mật hoa dừa và đồng đều được các mẻ sản phẩm, bởi vì khi xuất khẩu thì phải đảm bảo yêu cầu về giá trị dinh dưỡng, về sự đồng đều giữa các mẻ sản phẩm và thứ ba cũng đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các quốc gia như châu Âu hay Mỹ. RFI : Theo Chal Thi, trên thế giới và chẳng hạn ở Đông Nam Á, mật hoa dừa đã phát triển ở mức độ nào rồi? Thạch Thị Chal Thi : Ở những quốc đảo Thái Bình Dương, những nơi có trái dừa, và đặc biệt là tại châu Á, chẳng hạn Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan thì người ta đều biết cách thu mật hoa dừa. Trước năm 2023, căn bản thì thế giới cũng biết nhiều đến mật hoa dừa. Nhưng từ năm 2023 trở lại đây thì mật hoa dừa trở thành một trong những sản phẩm xu hướng tiêu dùng của thế giới, bởi vì hiện tại người tiêu dùng trên thế giới khi chọn sản phẩm thì họ chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng sản phẩm đó cũng phải tốt cho môi trường, khi sản xuất ra không làm ảnh hưởng đến môi trường và còn bảo vệ môi trường, sản xuất tuần hoàn, thu hoạch bền vững. Thế nên, hiện giờ, mật hoa dừa ngày càng trở thành sản phẩm có xu hướng tiêu dùng của thế giới, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, kể cả những nhà máy lớn hiện tại. Sokfarm cũng đang cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lớn. Họ mua mật hoa dừa về để thay thế đường tinh luyện để sản xuất các sản phẩm như snack dừa, thanh năng lượng, thanh protein, thanh sô cô la để xuất khẩu đi Nhật Bản, châu Âu. Hiện tại, thế giới chuộng những loại chất ngọt tự nhiên, không qua tinh luyện, có chỉ số đường huyết thấp, kể cả những người có vấn đề về đường huyết cũng có thể dùng, nên mật hoa dừa là sản phẩm có xu hướng tiêu dùng bền vững. Nụ cười của người thợ thu mật hoa dừa. Ảnh do Sokfarm cung cấp ngày 20/01/2024.RFI: Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, Sokfarm còn được đánh giá cao về tạo tác động xã hội ? Xin chị cho biết thêm về những điều này? Thạch Thị Chal Thi: Thực ra là Chal Thi và Ngãi hay nói là mình có phước, gặp được nghề thu mật hoa dừa, tìm kiếm được giá trị hạnh phúc của cộng đồng và bản thân. Lý do mình đặt tên Sokfarm là, Sok trong tiếng Khmer là hạnh phúc hoặc bình an. Sokfarm là Nông Nghiệp Hạnh Phúc. Mình hạnh phúc khi làm được cái nghề giúp cho người tiêu dùng khỏe và hạnh phúc, còn người nông dân thì rất hạnh phúc khi họ có được một nghề và có thu nhập ổn định mỗi tháng, đặc biệt là những người lao động yếu thế ở địa phương. Có những người không biết chữ, đặc biệt người Khmer, có những người chưa tốt nghiệp lớp 12, có người thì đã 55-60 tuổi, nếu họ có được một cái nghề như nghề thu mật hoa dừa để có thu nhập 6-10 triệu/tháng để nuôi gia đình thì họ quý ngành mật hoa dừa lắm, ví dụ chú Ray, một trong những người thợ thu mật hoa dừa ở Sokfarm, hỏi chú hạnh phúc là gì, chú nói hạnh phúc là được leo cây dừa thu mật mỗi ngày. Chú cũng 55 tuổi rồi. Bản thân mình là người sáng lập Sokfarm hay các anh chị em công nhân ở đây đều làm việc và hạnh phúc mỗi ngày vì mọi người cũng được làm việc thoải mái và có thu nhập ổn định để nuôi gia đình. Đó là giá trị của Nông Nghiệp Hạnh Phúc. Còn về cộng đồng, như hồi nãy Chal Thi có chia sẻ, thì từ khi bắt đầu tới giờ có nhiều thách thức lắm. Từ Covid, suy thoái kinh tế, kinh tế toàn cầu đóng băng, nhưng mà động lực để mình vượt qua tất cả là những người như chú Ray với hạnh phúc là được leo cây dừa mỗi ngày để thu mật. Có những chị nông dân nói là nhờ làm việc với Sokfarm chị có đồng lương nuôi con đi học, rồi có những người như Luân nói là “thoát nghèo bền vững rồi”. Đa số nông dân hợp tác với Sokfarm là hộ nghèo hoặc cận nghèo. Có những anh, nguyên gia đình chỉ có mình anh có sức lao động, là hộ nghèo, cận nghèo, anh đi thu hoa mật gánh gia đình 6 người. Thế cho nên Sokfarm luôn nói là mình phải làm tốt nhất, bán được nhiều hàng để quay lại liên kết với nông dân, tạo sinh kế cho dân làng. Đó là sức mạnh cộng đồng để mình vượt qua khó khăn, thách thức. RFI : Vậy Sokfarm góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào? Thạch Thị Chal Thi: Ngành mật hoa dừa là một trong những ngành thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và xâm ngập mặn của miền Tây. Trà Vinh nói riêng là tỉnh giáp biển, còn về đồng bằng sông Cửu Long thì theo dự báo của các nhà khoa học, trong 30-50 năm nữa đâu đó sẽ có những nơi bị ngập 30% hoặc bị mặn xâm lấn, khi mặn vào thì cơ cấu cây trồng bị thay đổi hết, lúa cũng không phù hợp với độ mặn 2‰ (2 phần ngàn), cây lúa chết hết. Cây ăn trái như mít, sầu riêng, ổi, ca cao khi bị ngập mặn thì cũng không trồng được. Chỉ duy nhất có cây dừa là sống được với tình hình ngập mặn. Từ 7‰ đến 15‰ cây dừa vẫn sống, vẫn ra hoa, nhưng trái không đậu, trái non, hoặc trái rụng hoặc không phát triển được, dân gian gọi là trái dừa điếc. Khi xâm ngập mặn như vậy, chỉ cần dừa ra hoa là mình thu được mật hoa dừa, người nông dân có được sinh kế khi xâm ngập mặn xảy ra. Đó là những động lực để mình luôn hướng tới việc phải làm cho thật tốt, bán được thật nhiều hàng, để xây nhà xưởng lớn hơn, liên kết với nhiều hộ nông dân hơn. Sokfarm cũng đặt mục tiêu là đến năm 2030 liên kết được với 500 nông hộ, và đến năm 2035 liên kết được với 1.000 nông hộ. Thật ra một nông hộ là hai vợ chồng cùng làm, những đôi khi cũng có những nông hộ một người làm gánh 3-4-5-6 người, nuôi cả gia đình, nên mặc dù hiện giờ mình mới chỉ liên kết được với 30 nông hộ thôi, nhưng đến năm 2030 chắc chắn mình sẽ đạt được mục tiêu mà mình đã đưa ra, để tạo được giá trị cho cộng đồng nhiều hơn, tốt hơn và bền vững hơn. RFI Tiếng Việt chân thành cảm ơn chị Thạch Thị Chal Thi đã tham gia chương trình! Những người thợ đi thu mật hoa dừa. Ảnh do Sokfarm cung cấp ngày 20/01/2024. Nguồn: Tạp chí xã hội - Mật hoa dừa Sokfarm : Canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu 

Xem chi tiết..

15 Feb, 2024 939

SOKFARM CHÍNH THỨC CÓ MẶT TẠI BIOFACH 2024 – CƠ HỘI CHO MẬT HOA DỪA VIỆT NAM CHINH PHỤC THẾ GIỚI

Lần thứ 2 team Sokfarm quay trở lại tham gia “Ngày hội Hữu cơ Quốc tế” lớn nhất thế giới Biofach 2024, Sokfarm hứa hẹn sẽ mang tới nhiều điều đặc biệt. Năm 2023, Sokfarm là 1 trong 10 doanh nghiệp Việt Nam đại diện tham gia Biofach – Hội chợ Thương mại hàng đầu Thế giới về thực phẩm hữu cơ bao gồm các lĩnh vực thực phẩm hữu cơ, đồ uống hữu cơ và các sản phẩm phi thực phẩm sinh thái. CEO Phạm Đình Ngãi giới thiệu với bạn bè quốc tế về sản phẩm của SokfarmVới kinh nghiệm tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế, tại BIOFACH 2024 Sokfarm đã phải phấn đấu rất nhiều từ tìm hiểu nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng, chứng nhận chứng chỉ và các yêu cầu giấy tờ để có thể xuất khẩu. Tính đến nay, 6 sản phẩm chính của công ty đã có mặt tại trên 30 tỉnh, thành phố trong nước; đồng thời xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức và Mỹ. Mật hoa dừa Sokfarm là 1 trong những doanh nghiệp đạt chứng nhận Asian Business Awards trong hạng mục Inclusive Business (Doanh Nghiệp Phát Triển Bao Trùm), nghĩa là mô hình kinh doanh của Sokfarm là mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội và theo hướng bền vững. Nhiều cá nhân/doanh nghiệp hứng thú khi tìm hiểu về các sản phẩm hữu cơ của SokfarmĐặc biệt sản phẩm 100% tự nhiên từ mật hoa dừa của công ty Mật hoa dừa Sokfarm được nhiều khách hàng quan tâm khi đạt được các chứng nhận quốc tế như: JAS Control Union Certificattions, USDA Organic, EU, CANADA ORGANIC, ISO22000, FDA,… Phiên kết nối B2B diễn ra rất hiệu quả với sự tham dự của các traders, buyers không chỉ của Đức mà từ các nước khác như Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Tây Ban Nha... hứa hẹn nhiều cơ hội cho các sản phẩm từ Mật hoa dừa hữu cơ của Việt Nam. Mật hoa dừa Sokfarm thân mời Quý Khách hàng và Quý Đối tác cùng ghé thăm gian hàng của chúng tôi để được trải nghiệm không gian đầy đủ các sản phẩm từ mật hoa dừa hữu cơ Việt Nam. Thời gian: từ 13 – 16/02/2024 Địa điểm: Hall 2-121 NürnbergMesse GmbH Messezentrum 1, 90471 Nürnberg, Germany (Đức) WhatsApp: +84 97 403 89 46

Xem chi tiết..

15 Feb, 2024 781

Báo Nông nghiệp Việt Nam - Sản phẩm mật hoa dừa có mặt tại hội chợ hữu cơ lớn nhất thế giới

Đại diện Công ty Sokfarm cho biết đang tham gia hội chợ thương mại hữu cơ lớn nhất thế giới (Biofach 2024) tại NuremBerg, Đức.Ông Phạm Đình Ngãi thông tin thêm, vào ngày 17/2 công ty Sokfarm sẽ xuất 2.600 sản phẩm được làm từ mật hoa dừa sang thị trường Hà Lan. Ảnh: Sokfarm. Ngày 13/2, Giám đốc Điều hành Công ty Sokfarm, ông Phạm Đình Ngãi cho biết, team Sokfarm đã sẵn sàng chinh phục thị trường châu Âu tại hội chợ hữu cơ lớn nhất thế giới (Biofach 2024), diễn ra ở Trung tâm triễn lãm Nurnberg (Đức) từ ngày 13 - 16/2. Gian hàng trưng bày của Sokfarm gồm các sản phẩm mật hoa dừa tươi, mật hoa dừa cô đặc, đường hoa dừa, nước tương mật hoa dừa, giấm mật hoa dừa, mật hoa dừa lên men. Trong số đó, sản phẩm mũi nhọn sẽ là nước tương mật hoa dừa, bởi sản phẩm này được lên men tự nhiên từ mật hoa dừa, không sử dụng đậu nành, không chứa gluten và không có thành phần thực phẩm biến đổi gen (GMO). Nước tương mật hoa dừa của Sokfarm cũng chứa ít muối và không chứa chất bảo quản. Để vào được thị trường châu Âu, Sokfarm đã phải phấn đấu rất nhiều từ nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng, chứng nhận chứng chỉ và các yêu cầu giấy tờ để có thể xuất khẩu. Tính đến nay, 6 sản phẩm chính của công ty đã có mặt tại trên 30 tỉnh, thành phố trong nước; đồng thời xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức và Mỹ. Ông Ngãi cũng thông tin thêm, Sokfarm là 1 trong những doanh nghiệp đạt chứng nhận Asia Business Awards trong hạng mục Include Business (Doanh nghiệp phát triển bao trùm), nghĩa là mô hình kinh doanh của Sokfarm là mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội và theo hướng bền vững. Trà Vinh hiện có diện tích dừa lớn thứ hai cả nước (sau tỉnh Bến Tre), khoảng 23.00ha với hơn 6,6 triệu cây dừa. Trong đó, có 1.294ha dừa hữu cơ đạt tiêu chuẩn (châu Âu - EU, Mỹ - USDA); 260ha đạt 6 tiêu chuẩn (châu Âu - EU, Mỹ - USDA, Nhật - JAS, Úc - ACO, Thụy Điển - KRAV và GlobalGAP). Những năm qua, một số doanh nghiệp đến Trà Vinh tham gia liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất với nông dân trồng dừa. Được biết, trong số 19 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm đạt hạng OCOP 5 sao được công nhận năm 2023, tỉnh Trà Vinh có 3 sản phẩm và các sản phẩm này đều được khai thác từ dừa, gồm mật hoa dừa tươi, đường hoa dừa và dừa sáp sợi.Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam - Sản phẩm mật hoa dừa có mặt tại hội chợ hữu cơ lớn nhất thế giớinongnghiep.vn 

Xem chi tiết..

15 Feb, 2024 890

Người Đưa Tin - CEO Sokfarm: "Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp"

Thu mật ngọt trên vùng đất mặn, doanh nhân trẻ Phạm Đình Ngãi - Tổng Giám đốc và nhà sáng lập Sokfarm quan niệm, chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, giúp doanh nghiệp thắng hay là thua. 1. Từ cây dừa của vùng ngập mặn... Người Đưa Tin (NĐT): Đang làm giảng viên chuyên ngành kỹ thuật điện của Trường Cao đẳng Cao Thắng tại thành phố Hồ Chí Minh, lý do gì khiến anh rời bỏ cuộc sống tấp nập đô thị, về quê khởi nghiệp? Doanh nhân trẻ Phạm Đình Ngãi - Tổng Giám đốc và nhà sáng lập Sokfarm CEO Phạm Đình Ngãi: Chuyện bắt đầu từ khi vợ của tôi - Chal Thi về quê để sinh đứa con đầu tiên. Trong thời gian đó, cô ấy đã thấy được một thực tế là giá dừa ở Trà Vinh quá thấp, 1.200 trái dừa chỉ thu về được 2 triệu đồng. Bởi vậy mà vợ tôi đã rất trăn trở. Từ trăn trở đó, cô ấy nảy ra suy nghĩ tìm cách thay đổi giá bán, tăng giá trị kinh tế của cây dừa. Lúc đó, chúng tôi mong muốn tìm kiếm một nghề mới, phù hợp với xâm ngập mặn, đặc biệt cho những người nông dân trồng dừa có thêm sinh kế. Bởi khi bị ngập mặn thì trái dừa sẽ bị teo đi, không còn giá trị kinh tế. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã phát hiện “coconut sugar” - một sản phẩm làm từ mật hoa dừa, khi đó sản phẩm này chưa có mặt tại thị trường Việt Nam. Tìm hiểu sâu về nhóm ngành, chúng tôi nhận ra đây là hướng đi mới, giải pháp phù hợp với xâm ngập mặn của miền Tây. Đồng thời có thêm kinh tế từ cây dừa, cũng là cơ hội giúp cho người nông dân quê mình không còn bị phụ thuộc vào vòng lặp được mùa mất giá - được giá mất mùa, sẽ có mức thu nhập ổn định hàng tháng để lo cho gia đình.Trà Vinh là tỉnh có diện tích dừa lớn thứ 2 Việt Nam Nhưng về lý do về quê khởi nghiệp, tôi nghĩ, một phần cũng là mong mỏi của những đứa con của người nông dân, sinh ra từ làng quê, đi lên Sài Gòn với khát khao tìm kiếm kiến thức. Chúng tôi luôn đau đáu việc trở về quê hương, đem những gì mình được học tập bên ngoài về để giúp xây dựng quê hương mình. Vậy nên tôi đã rất ủng hộ, quyết tâm về quê khởi nghiệp ngay khi vợ tôi có ý tưởng: Tìm hướng đi mới cho nông sản. Về tên gọi Sokfarm, vì khởi nghiệp với cây dừa, nên khi đặt tên chúng tôi cũng mong muốn được đưa yếu tố bản địa vào trong thương hiệu, để khi nghe thấy sẽ gợi nhớ cho mọi người về quê hương của mình. Sok trong tiếng Khmer là hạnh phúc, Sokfarm là nông nghiệp hạnh phúc. Điều này ngụ ý cho việc chúng tôi mong muốn đem lại sự hạnh phúc cho nông dân. NĐT: Xuất thân từ nông nghiệp, nay lại là người trẻ đồng hành cùng nông nghiệp. Sau quãng thời gian dài gắn bó, anh cảm thấy tư duy làm nông nghiệp hiện nay so với trước kia có những thay đổi như thế nào? CEO Phạm Đình Ngãi: Là con của nông dân, sinh ra ở nông thôn, tôi vô cùng hiểu được sự khó khăn, vất vả của người nông dân. Bản thân của nông dân Việt Nam làm việc rất vất vả siêng năng, nhưng mức thu nhập của họ không xứng đáng với những gì họ bỏ ra bởi họ còn quá phụ thuộc vào giá thương mại. Ngoài ra, người nông dân vẫn còn bị hạn chế về mặt thông tin, dẫn đến những quyết định đầu tư không chắc chắn lắm. Ví dụ như nhiều trường hợp trồng rồi chặt, chặt rồi trồng... Tuy nhiên, điều đáng mừng là tư duy của người làm nông bây giờ đã khá hơn so với thời ông cha đi trước. Những năm trở lại đây, các dự án khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp như một làn sóng mới tạo ra thay đổi lớn cho nông nghiệp, dù rằng vẫn chưa thể bao trùm lên hết toàn ngành nông nghiệp. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi, những người trẻ trở về khởi nghiệp cống hiến với quê hương, nâng cao giá trị nông sản nội địa. Với sự góp sức đó, tôi tin rằng, người nông dân Việt Nam, nông nghiệp Việt Nam sẽ có những thay đổi chóng mặt trong thời gian tới. Người nông dân trong thời gian sắp tới khi lựa chọn cây gì, con gì để đầu tư, để xuống giống cũng sẽ có sự nghiên cứu rõ ràng, có nhiều thông tin hơn về thị trường để sản phẩm mình tạo có con đường đi tươi sáng hơn. 2. ...Đến sản phẩm xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ NĐT: Trong quá trình tạo lập thương hiệu của riêng mình, anh đã gặp phải những khó khăn gì? CEO Phạm Đình Ngãi: Khó khăn thì vô vàn. Hầu như mỗi thời điểm của doanh nghiệp lại có những khó khăn riêng. Nhưng tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp. Mỗi lần vượt qua khó khăn sẽ giúp bản thân tôi cũng như những người khởi nghiệp trở nên vững vàng hơn, rõ được con đường của mình đang đi. Hãy xem khó khăn như bài kiểm tra của thị trường, của thời thế. Vượt qua bài kiểm tra thì sẽ lên lớp, lớp càng cao chứng tỏ sức mạnh của doanh nghiệp càng lớn. Ở Sokfarm, hành trình khó khăn đó liên tục. Những ngày đầu khởi nghiệp, chúng tôi không biết cách thu mật hoa dừa. Chúng tôi không biết mình đã đổ đi bao nhiêu lít mật để phục vụ cho việc tìm ra công thức chế biến sản phẩm. May mắn, sau 6 tháng loay hoay, vợ chồng tôi đã tìm ra phương pháp có kỹ thuật thu được mật hoa dừa. Thời điểm đó, tôi cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người nông dân, bởi xưa nay đâu có ai thu mật dừa, chỉ trồng dừa để lấy trái. Nhưng chúng tôi vẫn giữ vững lập trường, đó là mong muốn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động địa phương, được gắn bó gần gũi với quê hương, xứ sở, với gia đình. Một trong những khó khăn lớn nhất nữa chính là việc sản phẩm quá mới, khách hàng chưa biết đến mật hoa dừa là gì, thậm chí có người còn nói rằng thà họ chọn mật ong cho dễ sử dụng. Chúng tôi đã bắt đầu từ những ấn phẩm truyền thông nhỏ nhất giới thiệu về công dụng của sản phẩm. Sau đó, hầu như chỗ nào có hội chợ, chỗ nào có sự kiện, hội thảo, kết nối cung cầu, chúng tôi đều có mặt. Có mặt là để tìm cơ hội, để quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, bán hàng bây giờ không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm, mà là bán câu chuyện đằng sau, người đứng đằng sau sản phẩm. Nhưng, cái quan trọng nhất của hành trình khởi nghiệp về thực phẩm thì tôi cho rằng, chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thắng hay là thua. Vì dù cho mình có làm truyền thông có tốt đến mấy mà sản phẩm không chất lượng thì khách hàng cũng không quay lại và tin dùng. NĐT: Sản phẩm mật hoa dừa của Sokfarm đã “xuất ngoại” đến nhiều thị trường lớn, trong đó có Nhật Bản, Hà Lan và mới đây là xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Mỹ. Anh đã chuẩn bị gì cho hành trình trên? Anh có dự báo như thế nào về tiềm năng của mật hoa dừa trong tương lai?CEO Phạm Đình Ngãi: Ngay thời điểm đầu, khi định hình mô hình hoạt động của công ty, Sokfarm đã hướng tới việc tập trung cho thị trường xuất khẩu. Vợ chồng tôi đều xuất thân là “dân” kỹ thuật nên ngay từ đầu, chúng tôi đã chuẩn hóa hồ sơ, lấy được những chứng nhận xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Chính vì vậy nên hành trình đưa sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế khá thuận lợi. Một phần may mắn là nhóm ngành sản phẩm mà Sokfarm lựa chọn xuất khẩu thuộc nhóm xu hướng tiêu dùng, tìm sản phẩm tạo ngọt mới thay thế cho đường mía. Bản chất sản phẩm thuộc xu hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay là tìm ra những gia vị mới, tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, mang được nhiều công dụng hơn. Về cơ hội của sản phẩm trong tương lai, tôi nghĩ là rất lớn. Thứ nhất, Việt Nam đất nước có diện tích dừa lớn thứ năm trên thế giới, có thế mạnh về dừa hàng đầu trên thế giới. Thứ hai, sản phẩm từ cây dừa đang được mong chờ sự đột phá mới. Đồng thời, xu thế hiện nay đang chuyển sang ưu tiên dùng các sản phẩm hữu cơ, tìm kiếm chất tạo ngọt mới có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy cơ hội để phát triển cho ngành nghề mật hoa dừa còn rất lớn trên thị trường. Với tiềm năng trên, thời gian tới, Sokfarm hướng tới tỉ trọng cung cấp tiêu thụ trong nước là 50-60%, và 30-40% sẽ dành cho thị trường xuất khẩu, dần dần nâng tỉ trọng, chuyển dần dần sang xuất khẩu. Để làm được vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ nâng quy mô hoạt động, đồng thời, đây cũng là một hướng giải cho bài toán liên kết với nông dân, tạo sinh kế bền vững, tác động xã hội cho quê hương. NĐT: Có thể thấy, thay đổi tư duy trong nông nghiệp là tiền đề giúp cải thiện thu nhập của người nông dân. Vậy với mô hình khởi nghiệp của Sokfarm, câu chuyện sinh kế của người nông dân đã thay đổi như thế nào? CEO Phạm Đình Ngãi: Để đảm bảo sinh kế bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của người nông dân. Tôi cho rằng, để có sinh kế bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào tư duy đổi mới của người nông dân. Người nông dân hiện đã có tư duy đổi mới, nhưng mỗi nơi, mỗi vùng nông nghiệp lại có một vấn đề khác nhau. Chính vì vậy mà người khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải hiểu được tính bản địa, vùng miền. Ở Sokfarm cũng vậy, chủ yếu nông dân đều là người Khơ Me. Bản chất của người nông dân Khơ Me hăng hái, nhiệt tình, chịu thương chịu khó nhưng đôi lúc vẫn còn thiếu một số kỹ năng, họ bị bó buộc trong những tập quán canh tác lâu đời. Nhưng chúng tôi vẫn thuyết phục được. Điều đáng mừng là tôi đã được thấy nhiều người nông dân thoát nghèo bền vững nhờ mật hoa dừa. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực của chúng tôi, bởi sau lưng chúng tôi là cả cộng đồng. Người nông dân đã có sinh kế bền vững rồi thì với vai trò là người sáng lập thì phải làm sao để duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình càng ngày càng lớn, để nhiều người nông dân được hưởng lợi, cùng tham gia vào chuỗi giá trị ngành. 3. "Liều có căn cứ, có lý do" NĐT: Hành trình khởi nghiệp của anh đi từ nông dân, với mong muốn tạo ra sinh kế bền vững, tăng giá trị cho cây dừa. Vậy anh quan niệm như thế nào về trách nhiệm của doanh nhân với cộng đồng, xã hội? CEO Phạm Đình Ngãi: Ngay từ ngày đầu thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đã chọn làm theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế thể hiện mong muốn phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững. Như vậy thì khi sản xuất nông nghiệp sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường, vùng nguyên liệu cũng sẽ được phát triển, giữ gìn, bảo tồn một cách bền vững. Ngoài ra, khi hoạt động theo hướng hữu cơ, sức khỏe của người nông dân cũng được cải thiện, ổn định. Người tiêu dùng cũng từ đó mà được sử dụng những sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe. Với tôi, nông dân chính là người có ảnh hưởng nhất với Sokfarm, truyền động lực để chúng tôi cố gắng trong hành trình khởi nghiệp. Nông dân là lý do để chúng tôi bắt đầu cũng là lý do giúp chúng tôi vượt qua khó khăn. NĐT: Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ có sự đam mê, cống hiến sức mình nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Dưới góc nhìn của nhà khởi nghiệp trẻ, theo anh, bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần trang bị cho mình những gì? Lời khuyên của anh cho những bạn trẻ đã, đang và sắp khởi nghiệp? CEO Phạm Đình Ngãi: Một tín hiệu rất mừng hiện nay có là rất nhiều mô hình, nhiều ý tưởng khởi nghiệp rất táo bạo với mục đích là làm sao nâng được giá trị nông sản bản địa của Việt Nam. Những bài toán khởi nghiệp cần rất nhiều kỹ năng, không đơn giản chỉ là có vốn, có ý tưởng là có thể làm được. Trước khi đầu tư vào khởi nghiệp vào một dự án, tôi cho rằng các bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ về mức độ rủi ro, xu hướng thị trường cũng như tư duy về dòng tiền. Do đó, các bạn trẻ trước khi bắt đầu cần chuẩn bị cho mình nhiều nhất có thể các kỹ năng. Đã nói đến khởi nghiệp cần có đam mê, quyết tâm và phải chấp nhận rủi ro. Đối với tôi, khởi nghiệp phải có sự liều lĩnh, bởi không liều lĩnh sẽ không làm được điều lớn nhưng hãy liều có căn cứ, có lý do. Một lời khuyên nữa của tôi dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp về sản xuất sản phẩm là hãy làm một rổ sản phẩm, đừng chỉ làm một sản phẩm, hãy hướng đến nhiều tệp khách hàng khác nhau. Lý do là bởi thị trường hiện nay có sự thay đổi rất nhanh, khi có bộ sản phẩm, chúng ta sẽ có nhiều kịch bản hơn, đem lại nhiều nguồn thu hơn. NĐT: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!Nguồn: Người Đưa Tin - CEO Sokfarm: "Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp" nguoiduatin.vn 

Xem chi tiết..